Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Cảm nghĩ về hội trại hè 2014 Tam Trà và Những tấm hình vui chi đoàn Tứ Mỹ

     Trại hè năm 2014 được tổ chức vào ngày 25 & 26/7/2014 nhằm hưởng ứng 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2014), chung tay phát triển quê hương và phát động tinh thần hướng về biển đông.
     Nhìn chung trại năm nay có những thay đổi mang tính tích cực, phù hợp hơn đối với hoàn cảnh và điều kiện địa phương.

     Những mặt đã làm được:

     + Các trò chơi năm nay ít hơn. (Chuyền tranh, vẽ tranh, múa hát tập thể - dân vũ, đổ nước vào chai, trò chơi lớn, thi văn nghệ, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấm trại)
    + Thời gian tổ chức tương đối hài hòa và đảm bảo tinh thần, sức khỏe cho trại sinh. (buổi sáng kết thúc trước 10h30', buổi chiều bắt đầu 2h đến 4h15', buổi tối kết thúc trước 22h30')
    + Có sự mở rộng về môn thi và hình thức thi giữa các chi đoàn. (môn vẽ tranh về Biển đảo quê hương khá ấn tượng, môn thi trò chơi lớn khá thú vị, dân vũ cũng được các chi đoàn tập luyện đẹp)
    + Đảm bảo được tình hình ANCT và ATGT một cách tuyệt đối.
    + Đảm bảo số lượng trại sinh và công tác quản lý trại sinh.
   + Hầu hết các chi đoàn năm nay đều có các thành viên trẻ, đây là một đấu hiệu mới tích cực, tăng lực lượng thanh niên trẻ "tập dược" và xong pha vào công tác xã hội địa phương. (Tiêu biểu thôn Trường cửu 2)

    Những mặt chưa được:

     + Chưa có một quy định củ thể và rỏ ràng cho một lều trại đúng tiêu chuẩn, sự mập mờ này làm các chi đoàn đứng điểm lúng túng.
     + So với năm ngoái thì năm nay chưa thực hiện nề nếp kỉ luật hoặc trừ điểm đối với các trại sinh có thành viên vi phạm quy chế. (Nhiều thành viên ăn mặc tùy ý, một vài chi đoàn không đảm bảo trật tự, có chi đoàn chậm trể không thể chấp nhận được,...)

     Một số ý kiến giải pháp

   + Nên phát huy và gằn kết giữa ban chỉ đạo (Bí thư và phó bí thư Đoàn xã) với từng chi đoàn tại địa phương, không phải là việc trao đổi với bí thư chi đoàn đứng điểm về công tác tập huấn và trao đổi ý kiến. Năm nay anh Phan Văn Nhân đã làm được điều này.
   + Các năm nhìn chung vẫn phải chịu gánh đòn chi phí để thực hiện, không chỉ đối với Ban tổ chức mà còn đối với mọi chi đoàn trên toàn xã. Nên có sự lên tiếng của Ban chỉ đạo cấp xã (Có thể là một văn bản kêu gọi) để tác động vào mọi tầng lớp thanh niên và nhân dân. Bởi vì đây là việc tế nhị mang tính kinh tế nên cũng thật sự cần thiết.
   + Việc sáng tạo môn thi và tạo môi trường giao lưu, thi đấu giữa các trại sinh rất đáng được khen ngợi, đã xây dựng được cái nhìn thân thiện và thú vị.
   + Đến giờ phút này tôi chưa nắm được công tác khen thưởng như thế nào. Nếu chỉ khen thưởng dựa trên kết quả tổng và phân làm 4 loại: "Nhất - Nhì - Ba - Khuyến khích" thì có sự không hợp lý và chắc sẵn sẽ làm sự nản lòng của nhiều chi đoàn. Giải khuyến khích được trao cho các chi đoàn không nằm trong 3 giải trên thì không nói lên được điều gì cả. Nó giống như việc không làm gì vẫn được hưởng lợi. Tuy Ban tổ chức rất khéo léo để làm không tổn thương đến bất cứ chi đoàn nào (Chúng ta không thể để đội thua đi về bàn tay trắng và càng không thể bỏ rơi bất cứ chi đoàn nào không đảm bảo chất lượng hội thi) nhưng nó sẽ làm tổn thương đến các chi đoàn có sự cố gắng và phấn đấu hết mình. Do vậy nên có các phần quà nhỏ cho từng nội dung sẽ có ý nghĩa và công bằng hơn.
   + Kết luận: Hội trại hè là địa điểm, là cơ hội, là truyền thống gắn kết, giao lưu, học tập của thanh niên, học sinh nói riêng và nhiều thành phần khác của xã hội. Hội trại hè mang nhiều ý nghĩa hướng đến nhân đạo, cội nguồn cao đẹp. Và chắc chắc năm sau và nhiều nhiều năm tới nữa chúng ta sẽ được vui chơi thật bổ ích trong dịp Hội trại hè.
                                                               

Một số kết quả đạt được năm nay của chi đoàn thôn Tứ Mỹ

- Giải khuyến khích toàn đoàn
 + Giải tư: Đổ nước vào chai
 + Giải nhì: Kể chuyện Tấm gương đạo đức HCM
 + Giải nhì: Múa hát tập thể và dân vũ
 + Giải nhì: Thi Văn nghệ
 + Giải Tư: Trò chơi lớn

Một số hình ảnh kỷ niệm trại hè 2014 thôn Tứ Mỹ



Cảm nghĩ về hội trại hè 2014 Tam Trà và Những tấm hình vui chi đoàn Tứ Mỹ

Cảm nghĩ về hội trại hè 2014 Tam Trà và Những tấm hình vui chi đoàn Tứ Mỹ

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Thi viết chữ đẹp bậc tiểu học

          Vừa qua, Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Tam Trà) huyện Nuí Thanh, tổ chức hội thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học, năm học 2013 – 2014. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào “Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” ở cấp tiểu học hàng năm nhằm trau dồi kỹ năng viết chữ, trình bày bài, vở sạch đẹp, góp phần chăm lo tới việc rèn luyện “nét chữ, nết người”.

         Qua vòng thi ở cấp trường, em Châu Thị Hận, lớp 5D Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Tam Trà) đạt giải Xuất sắc cấp trường và đạt giải Khuyến khích cấp huyện.
Hội thi viết chữ đẹp tại Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Núi Thành lần nầy với các nội dung thi: Viết từ ngữ, viết vần, tập chép thơ, viết chữ thường v.v...
        Em Châu Thị Hận là học sinh dân tộc Cor, lần đầu tiên dự thi cấp huyện và đã đạt giải. Em Hận còn là học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từ lớp một đến lớp 5 và được nhà trường bồi dưỡng để dự thi học sinh giỏi cấp huyện sắp đến.
        Thầy Nguyễn Ngọc Túy, Phó Hiệu trưởng nhà trường và thầy Trần Văn Trung, chủ nhiệm lớp em Hận, cho biết: “Em, Châu Thị Hận là một học sinh trong gia đình đời sống vô vàn khó khăn lại đông anh em, nhưng em luôn là học sinh học tập rất chăm ngoan, từ nhà cách trường gần 2 cây số nhưng lúc nào em cũng đến trường đúng giờ, kể cả những buổi học thêm. Em là một trong số học sinh người dân tộc Cor, học giỏi đều các môn học; đặc biệt em có năng khiếu viết chữ rất đẹp, xuất sắc nhất toàn trường có một không hai”.
     Em Châu Thị Hận đáng biểu dương về tấm gương học giỏi, làm gương cho học sinh toàn trường, được Hội Khuyến học xã Tam Trà tuyên dương khen thưởng.

Ảnh: em Châu Thị Hận đang rèn chữ viết


                         (Theo trang Cổng Thông Tin Điện Tử huyện Núi Thành)

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Quảng Ngãi: Hơn 160 tỷ đồng xây dựng khu bảo tồn văn hóa dân tộc Kor

(Cinet – DTV) - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ hơn 160 tỷ đồng để triển khai xây dựng dự án Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Kor, huyện Trà Bông.
Dân tộc Kor có nền văn hóa độc đáo, phong phú và đa dạng
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ VH TTDL và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách T.Ư hơn 160 tỷ đồng để triển khai xây dựng dự án Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Kor, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi.
Các hạng mục công trình trong khu bảo tồn gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ, nhà trưng bày, hồ sen, nhà sàn, nhà dài truyền thống người Kor được phục dựng...
Huyện Trà Bồng là mảnh đất của người Kor kiên trung, bất khuất. Đồng bào Kor cũng rất mộc mạc, hiếu khách và nghệ sĩ. Bản sắc văn hoá Kor rất độc đáo và bà con đã có ý thức gìn giữ để lưu truyền cho con cháu. 

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Múa Điện Sáng Vùng Cao

    Vào đêm ngày 23 tháng 02 năm 2014 kỷ niệm 30 năm thành lập xã Tam Trà và cũng nhằm chào mừng ngày thành lập huyện Núi Thành (03/12/1983-03/12/2013). Văn nghệ chào mừng thu hút đông đảo nhân dân đi xem và hưởng ứng.
    Đơn vị thôn Tứ Mỹ chọn ca khúc " Điện Sáng Vùng Cao" một sáng tác của Thái Nghĩa để góp thêm ngọn lửa và màu sắc cho đêm văn nghệ thêm ấm và sinh động hơn. Tiết mục múa được ban tổ chức thanh niên thôn chọn và tập dược với tất cả bằng sự đam mê.
    Miền núi với những đặc trưng mà khó ai có thể cảm nhận được nếu chưa được sống và làm.
    Mời các bạn cùng xem!
 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Đồng bào Cor cầu mưa giữa Hà Nội

(PetroTimes) - Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Cor (Quảng Nam) đã có từ lâu đời, là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Người Cor cầu mưa mỗi khi hạn hán kéo dài, không đủ nước để sinh hoạt, trồng trọt.
Chiều 17/2, đồng bào dân tộc Cor đã tiến hành tái hiện lễ cầu mưa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Họ đã giới thiệu với các vị khách Thủ đô về một lễ hội tâm linh quan trọng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình.
Hạn hán kéo dài sẽ khiến cho cuộc sống trồng trọt, sản xuất gặp nhiều khốn khó, chính vì vậy người Cor tiến hành lễ cúng nữ thần nước Mo Hwýt ban mưa xuống.
Lễ cầu mưa của người dân tộc Cor diễn ra dưới sự tham gia của cả làng, già làng là người chủ lễ và thường cúng vào khoảng 8 - 9h sáng trong ngày. Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Cor, góp phần gắn kết con người với thần linh, đồng thời góp phần lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Cor nói riêng.
Lễ cầu mưa của dân tộc Cor được tiến hành bằng nghi lễ cúng trong nhà trước, sau đó mới tiến hành cúng ngoài trời sau. Chủ lễ bày biện các thức cúng để cúng nữ thần Mo Hwýt với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng tươi tốt, buôn làng no ấm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

LỊCH THI ĐẤU VÀ KẾT QUẢ THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ ( Mừng xuân Giáp Ngọ 2014)

           Đón xuân 2014 hứa hẹn nhiều hoạt động thú vị mang tinh thần đoàn kết, giao lưu và giải trí trên địa bàn toàn xã nói chung và thôn Tứ Mỹ (Thôn 8) nói riêng. Một trong các hoạt động đó thì Giải bóng đá đón xuân Giáp Ngọ 2014 được tổ chứa từ ngày 22/01/2014 đến 26/01/2014 tại Thôn Tứ Mỹ.

Sáng nay lúc 08h30’ tại sân bóng thôn Tứ Mỹ các ban ngành, ban tổ chức, các đại diện và cầu thủ toàn xã đã có mặt đông đủ để làm lễ khai mạc thành công. Năm nay Ban tổ chức Giải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, đặc biệt có thuê trọng tài huyện Núi Thành nên tạo được niềm tin cũng như tinh thần thi đấu tốt nhất, công bằng nhất.
LỊCH THI ĐẤU VÀ KẾT QUẢ THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ ( Mừng xuân Giáp Ngọ 2014)


LỊCH THI ĐẤU VÀ KẾT QUẢ THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ ( Mừng xuân Giáp Ngọ 2014)

Câu lạc bộ dinh dưỡng Tam Trà


Mô hình câu lạc bộ (CLB) dinh dưỡng được thực hiện thí điểm ở thôn Tứ Mỹ và Phú Mỹ (xã Tam Trà, Núi Thành) với sự tham gia của hơn 60 phụ nữ mang thai và phụ nữ có con dưới 2 tuổi. Sau hai năm hoạt động, CLB đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà mẹ và trẻ em.
CLB chia mỗi thôn thành 3 nhóm.
Nhóm 1 gồm những phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và bà mẹ có con 6 tháng đầu. Trong buổi sinh hoạt của nhóm này, chị em chủ yếu trao đổi về tầm quan trọng của sữa mẹ, cách thức cho con bú, những bước chuẩn bị cho bé ăn bổ sung…
Nhóm 2 bao gồm các bà mẹ có con từ 7 tháng đến 23 tháng tuổi, mỗi buổi sinh hoạt sẽ trao đổi về các nội dung như cách chuẩn bị bữa ăn hợp vệ sinh cho trẻ, cách chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm…

 Nhóm 3 là nhóm cộng đồng bao gồm các ông bố, ông nội, bà nội, bà ngoại… Nhóm này sẽ được học về các nguyên nhân và hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, cách hỗ trợ để bà mẹ chăm sóc con… Chị Nguyễn Thị Đoàn, cán bộ chuyên trách thực hiện Dự án A&T ở Tam Trà cho biết: “Các buổi tập huấn, sinh hoạt đều được chúng tôi thực hiện nghiêm túc. Đối với nhóm 1, 2 chúng tôi tổ chức sinh hoạt mỗi tháng 1 lần, còn nhóm 3 sinh hoạt 2 tháng 1 lần. Ở thôn Phú Mỹ, các nhóm sinh hoạt vào ngày 7; còn thôn Tứ Mỹ, sinh hoạt vào ngày 5 hằng tháng. Ba nhóm được chia thành 3 buổi sáng, trưa, chiều, đảm bảo thời gian hợp lý”.